Bản chất của lệnh stop – limit như mình đã nói ở phần 1 là lệnh được thực hiện khi giá đạt đến điều kiện nhất định. Ví dụ với trường hợp cắt lỗ (trường hợp mà lệnh này được sử dụng phổ biến), khi giá bị giảm xuống mức nhất định, lệnh sell limit sẽ được thực hiện để giảm lỗ đến mức thấp nhất, hạn chế rủi ro tối đa cho bạn khi giá có thể tiếp tục dump xuống sâu hơn.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, giá không biến động theo như cách bạn mong muốn. Ví dụ bạn mua một crypto với kì vọng giá tăng trong 3 ngày nữa, tuy nhiên để hạn chế rủi ro bạn đặt một lệnh stop – limit dưới mức giá mua 3%. Tuy nhiên, crypto đó giảm xuống 5% rồi sau đó mới tăng lên 30%. Khi đó, lệnh của bạn đã khớp stop – limit và hoàn toàn là một lệnh fail.
Như vậy, từ ví dụ trên, yêu cầu khi đặt lệnh stop – limit mà mình cho rằng “có lý” là:
Ở mức giá đó, theo phân tích của bạn, thị trường đã có khả năng cao đi ngược hướng với mong muốn của bạn, phá vỡ các mô hình giá, các trendline hay các mô hình mà bạn nghĩ rằng đúng, giá đã, đang và sẽ tiếp tục đi ngược với vị thế mua/bán của bạn.
Lệnh stop – limit cần được đặt, tuy nhiên bạn không thể đặt nó quá gần, bởi vì chính bạn có thể tự tay tước đi cơ hội chốt lời của bản thân. Lệnh stop – limit của bạn vẫn cần tạo ra khoảng trống cho giá biến động trong đó mà không “chạm vô tình” vào lệnh.
Hãy đặt lệnh làm sao để thị trường tự đẩy bạn ra. Có nghĩa là thị trường sẽ là “người” xác nhận rằng bạn đã vào lệnh sai và cắt lỗ là điều cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể stop – limit dưới hình thức đặt một sell limit ngay lập tức khi phát hiện ra những tín hiệu xấu, sự phá vỡ xu hướng hay price action nào đó. Tuy nhiên, với thị trường crypto đầy biến động, giá có thể nhảy hàng chục % chỉ trong vài phút, vài tiếng, mình nghĩ rằng lệnh stop – limit tự động là điều cần thiết.
Kỹ thuật đặt lệnh Stop – Limit thích hợp
Đặt stop – limit với pin bar
Pinbar là một trong những dạng nến khá quan trọng trong Price Action. Pinbar là dạng nến có thân nến rất ngắn, bóng nến dài, thường tối thiểu phải gấp 2 thân nến. Pinbar cho thấy áp lực mua/bán tại đó tăng mạnh, thể hiện thông qua việc giá đóng cửa gần trùng với giá mở cửa (thân nến nhỏ), bóng nến dài.
Trong trường hợp này, bạn nên đặt lệnh stop – limit ở điểm cao nhất hoặc thấp nhất (phần bóng nến) của Pinbar đó. Mình sẽ ví dụ trong ảnh luôn:
Trong hình là một xu hướng tăng, bạn vào lệnh và thấy 1 cây Pinbar ở trước, điều đơn giản là đặt stop – limit ở ngay đuôi Pinbar hoặc dưới một chút (theo mình là nên đặt dưới một chút). Như hình, xu hướng tiếp tục tăng và lệnh của bạn không bị fail.
Đặt stop – limit với inside bar
Inside bar là một mô hình nến thường gặp, trong đó có một cây nến bao trùm nến khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết về nến trong phần coin trên Tapchitienao.com nhé.
Trong trường hợp Inside bar, bạn sẽ đặt stop – limit ở ngay giá thấp nhất của nến mẹ (nến bao trùm) hoặc thấp hơn mức đó một chút.
Như trường hợp trên, khi bạn vào lệnh và có 1 inside bar hình thành, có thể đặt lệnh ở đáy nến mẹ hoặc dưới đó một chút là hợp lí.
Đặt stop – limit trong vùng sideway
Thông thường, khi thị trường sideway trong một range vừa đủ, bạn vẫn có thể kiếm lời chứ không nhất thiết chỉ trading khi có xu hướng. Trong trường hợp này, sau khi xác định được range của vùng sideway, bạn có thể cân nhắc sử dụng các pin bar để đặt stop – limit.
Như hình trên, SC/BTC biến động trong một vùng sideway. Nếu trading trong vùng này, bạn có thể lựa chọn các đuôi pinbar vượt range để đặt stop – limit.
Đặt stop – limit trong trường hợp có xu hướng và xảy ra break out
Thông thường, thị trường có xu hướng không phải lúc nào cũng tăng một mạch hoặc giảm một mạch, mà thường có những giai đoạn sideway để tích luỹ hoặc giảm giá để hồi lại. Lúc này, bạn có thể sử dụng những giai đoạn tích luỹ đó để đặt stop – limit trong trường hợp muốn trade khi thị trường break out tiếp theo xu hướng. Ví dụ như hình dưới đây:
Như hình, SC/BTC đang trong một xu hướng up trend (tăng), xuất hiện vùng tích luỹ (mình đã khoanh vuông lại). Khi đó, nếu bạn mua trong vùng giá này, cụ thể là ở cây nến xanh cuối cùng (xuất hiện mô hình inside bar), có 2 cách đặt stop – limit:
Đặt với giá bằng 50% giá cao nhất của vùng tích luỹ, với cách này, bạn có thể đặt được tỉ lệ risk : reward (rủi ro : lợi nhuận) lớn nhất, tuy nhiên có thể bị fail vì giá có thể tiếp tục hồi lại và khớp lệnh.
Đặt với giá thấp nhất trong vùng tích luỹ, ví dụ như đuôi của pinbar, cách này khá an toàn, tuy nhiên rủi ro lỗ lệnh của bạn cao hơn một chút.
Như vậy, tựu chung lại, kỹ thuật đặt stop – limit thường được sử dụng một cách hợp lí dựa vào các cây nến đặc biệt, các mô hình giá và đặt ở cao/thấp nhất của các loại đó. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích cho các bạn. Phần tiếp theo, mình sẽ viết về cách sử dụng stop – limit để chốt lời (take profit), hãy theo dõi blog của mình để câp nhật nhé.
Blogger Comment
Facebook Comment